-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạn đã biết các cách điều khiển pít tông khí nén chưa?
04/01/2022 Đăng bởi: NGUYỄN VĂN HẢI
Có lẽ khi đọc tiêu đề, các bạn sẽ thắc mắc rằng "Có mỗi cái pít tông đẩy ra đẩy vào thôi thì cần gì phải quan tâm làm gì nhiều đến cách điều khiển cho phức tạp ra?" Thật ra thì, cách điều khiển pít tông khí nén đơn giản hay không thì sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ thống của bạn có phức tạp hay không mà thôi. Và trong bài viết này tôi sẽ đưa ra các cách điều khiển một chiếc pít tông từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng như đẩy xe hàng cho đến rối rắm như tơ vò. Biết đâu đấy, bạn sẽ tìm được một cách điều khiển phù hợp với hệ thống máy móc mà mình muốn chế tạo thì sao.
1. Điều khiển bằng động cơ chạy "cơm" - van gạt tay hoặc van đạp chân
Thông thường khi điều khiển bằng van gạt tay thì chúng ta sẽ có hai cách điều khiển thứ nhất là 1 gạt bình thiền hạ, à nhầm, 1 gạt (hoặc 1 cái đạp chân) giữ nguyên thì xylanh đi hết hành trình và cách thứ hai là có thể dừng xylanh ở bất kỳ vị trí nào chúng ta mong muốn bằng van gạt tay 4/3 hay còn gọi là van 4 cửa 3 vị trí.
Có lẽ cách thức thứ nhất chúng ta đã quá quen thuộc rồi, với một chiếc van gạt tay 5/2 (5 cửa 2 vị trí) hoặc một bàn đạp khí 5/2 là có thể điều khiển xylanh một cách dễ dàng rồi. Đối với van gạt thì một cái gạt sang trái xylanh sẽ đi hết hành trình cho đến khi bạn bỏ tay ra và một cái gạt sang phải là xylanh sẽ thu về vị trí ban đầu.
Van gạt tay TG2521B-08 tương đương với 4H210-08 của SNS chuyên để điều khiển xylanh di chuyển hai chiều
Cách thức thứ hai đến từ van gạt tay 4 cửa 3 vị trí, với dòng van gạt này thì về cơ bản sẽ là giống nhau, nếu khác thì sẽ khác về vị trí lắp cút nối nhanh và giảm âm. Ví dụ chiếc van VHS200-02 của SMC này, có 2 cổng cấp khí nằm cùng một phía và phần xả đáy lại nằm ở dưới đế xylanh, tương tự cách bố trí của chiếc van gạt TGC34-S-08 của STNC.
2. Điều khiển bằng van điện 5/2 cơ bản một đầu điện
Sau khi đi qua thời đại 1.0 của khí nén, chúng ta sẽ bước đến thời kỳ 2.0 với việc sử dụng điện năng để điều khiển xylanh khí nén. Ở thời kỳ này, bạn có thể điều khiển nhiều xylanh cùng một lúc một cách dễ dàng, thậm chí chỉ với 1 nút nhấn. Van 5/2 một đầu điện, tuy có rất nhiều kích thước và hình dáng khác nhau từ cỡ ren 1/8 cho đến 1/2", cho đến kiểu lắp thẳng Đài Loan và lắp chéo Hàn Quốc, thì chúng vẫn có chung một cách thức hoạt động, đó là cấp điện thì cấp khí đẩy xylanh đi hết hành trình và ngưng cấp điện thì xylanh trở về vị trí ban đầu.
Sự thuận tiện của van loại van này là bạn có thể đặt chúng lên một đế van có thể lắp từ 2 đến 10 van cùng một lúc, giúp cho hệ thống khí nén trở nên cực kỳ gọn gàng. Một lưu ý nho nhỏ, đó là với mỗi cỡ van thì sẽ có một cỡ đế đi kèm. Ví dụ như chiếc 4V310-10 ở hình dưới, van này có kích thước thân là 3/8 (và cổng ren cấp khí cũng 3/8") thì phải đi cùng với đế van 300M tương xứng với cổng cấp khí. Không chỉ vậy, căn cứ vào vị trí bắt ốc từ van xuống đế, chúng ta phải lựa chọn giữa một loại lỗ bắt ốc thẳng - thường thấy ở cái loại van điện từ 5/2 Đài Loan và loại lỗ bắt ốc nằm chéo - thường thấy ở các loại van điện từ Hàn Quốc như Parker hay SKP, TPC,...
Van điện từ 4V310-10 điện áp DC24V lắp trên đế 5T van 300M
Đối với những chiếc van một đầu điện sử dụng điện áp 1 chiều như DC12V, DC24V thì chúng ta cần chú ý cổng âm "-" và dương "+" để tránh đấu nhầm dây, dẫn đến việc cổng cấp khí không hoạt động. Đây là một mỗi khá là phổ biến và thường gặp ở những người thợ lần đầu tiếp xúc với van điện từ khí nén, đặc biệt là những chiếc sử dụng điện áp một chiều này. Còn đối với những cuộn coil xoay chiều như AC220V, AC110V hay AC380V thì bạn đấu dây nào cũng không ảnh hưởng đến việc vận hành của van.