Van điện từ 4V210-08 của PVN - ông vua phân khúc giá rẻ

04/01/2022 Đăng bởi: NGUYỄN VĂN HẢI

1. Giới thiệu về PVN và van điện từ 4V210-08

Nhắc đến van điện từ khí nén 5 cửa 2 vị trí, mã  4V210-08 thì hầu như bất cứ ai đang hoạt động trong lĩnh vực khí nén đều nắm rõ như bảng cửu chương vậy. Và số lượng những thương hiệu từ giá rẻ đến cao cấp đều đang sản xuất và cung ứng “mã sản phẩm” này ra thị trường thì có thể thấy được mức tiêu thụ của nó lớn đến chứng nào, có thể kể đến những thương hiệu như Airtac, STNC (mã TG2521), BLCH, TPM, PVN, Sunrise, Shako, AKS, CIM,...

Trong bài viết này, giữa một rừng thương hiệu trên, tôi xin được nhắc đến một thương hiệu vừa lạ mà cũng vô cùng quen thuộc đôi với người tiêu dùng khí nén ở Việt Nam, đó chính là PVN (Pê Vê Nờ, Pi Vi En). Tại sao tôi lại có thể khẳng định rằng đây là một thương hiệu lạ nhưng cũng vô cùng quen thuộc? Bởi vì, theo tìm hiểu của người viết, thì PVN chính là  anh em một nhà với thương hiệu TPM, một thương hiệu khí nén đã xuất hiện 5-10 năm tại thị trường Việt Nam. Theo cha đẻ của thương hiệu PVN này, họ muốn tạo ra một thương hiệu mới mang công nghệ Việt Nam – VN Technology, do người Việt vì người Việt, nhắm tận dụng những nguồn lực sẵn có tại Việt Nam và hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị khí nén đến từ Trung Quốc. Vì vậy, hãy cùng tôi tìm hiểu xem thương hiệu PVN này đã mang đến những bất ngờ gì thông qua sản phẩm van điện từ 4V210-08 vốn đã quá quen thuộc tại thị trường Việt Nam.

2. Thiết kế, màu sắc

Điều đầu tiên làm tôi bất ngờ chính là cách đóng gói của sản phẩm này, “Túi zip mép có in logo của hãng ư???” “Không thể tin được”. Có lẽ, trong các lĩnh vực khác như linh kiện máy tính, thiết bị nghe nhìn, một sản phẩm được đóng gói bao bì đẹp là chuyện quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, lĩnh vực khí nén lại hoàn toàn khác, đa phần nhà sản xuất cho rằng đằng nào vỏ bao bì cũng bị thợ kỹ thuật bỏ đi sau khi lấy sản phẩm ra nên chẳng việc gì phải làm đẹp với cầu kì làm gì cả. Vậy mà PVN đã đi ngược lại với quy luật ấy, họ chăm chút cho sản phẩm từ những điều nhỏ nhất, đó chính là vỏ bọc của sản phẩm, rất đẹp với logo hãng, chắc chắc và ngăn bụi hoàn toàn. Ngoài yếu tố thẩm mĩ ra, những chiếc van 4V210 được bọc trong bao bì như vậy, chắc chắn thời gian bảo quản sẽ tăng lên rất rất nhiều. Có thể khẳng định rằng PVN đã làm được một điều mà những đàn anh đi trước như STNC, BLCH, Airtac, TPM,... cũng phải học hỏi ít nhiều.  

Ấn tượng  tiếp theo của tôi về sản phẩm này chính là cách thiết kế cuộn coil cực kỳ mới lạ, khác hẳn so với những dòng van 4v210-08 nào mà tôi đã từng tiếp xúc. Ở chiếc van PVN này , không còn sự xuất hiện của đầu nhựa chữ L to bản nữa mà thu nhỏ xuống chỉ vừa đủ để luồn ba dây điện vào thôi. Điều này giúp cho dáng vẻ của van PVN trở nên thanh thoát hơn, liền khối hơn và về cách thức đi dây cũng thuận tiện hơn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, một chi tiết mà tôi thắc mắc, đó là trên cuộn coi có ghi tiêu chuẩn chống bụi và nước IP65, số 6 nghĩa là chống bụi xâm nhập hoàn toàn, số 5 nghĩa là bảo vệ chống lại những tia nước theo mọi hướng. Vậy mà, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy phần gioăng ở cổng dây đi ra không thực sự khít và rất dễ khiến cho bụi và hơi nước có thể lọt vào bên trong làm hỏng vi mạch, một điểm trừ hơi đáng tiếc. Tuy nhiên, đây mới chỉ nhận xét ban đầu của người viết, hy vọng rằng khi có càng nhiều người sử dụng van này trong nhiều điều kiện khác nhau thì chúng ta mới có kết luận chính xác nhất được.

 

Thứ ba, chúng ta hãy cùng đến với màu sơn của sản phẩm này. Quả thực, khi nhìn vào màu sơn vàng gold, bóng bảy của van 4V210 PVN, thất khó mà tin được đây là sản phẩm phân khúc giá rẻ. Cá nhân tôi đánh giá đây là nước sơn đẹp, chau chu ốt và được nhà sản xuất đầu tư khá là kỹ lưỡng. Có lẽ, màu sơn này sẽ trở nên hoàn hảo nếu nó không bị lóa, dẫn đến làm mờ đi thông số kỹ thuật in màu trắng trên mặt van. Và nếu muốn nhìn rõ mặt thông số của van thì phải nhìn nghiêng một góc 45 độ, điều mà không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện khi và bảo dưỡng máy móc. Rõ ràng, đối với dân kỹ thuật, đẹp thì tốt đấy nhưng yếu tố thuận tiện khi sửa chữ thay thế vẫn được đề cao hơn.

3. Chất lượng gia công

Nhắc đến những sản phẩm van điện từ giá rẻ, người ta thường liên tưởng đến sự lỏng lẻo, thiếu chắc chắn, lỗ ren được taro cẩu thả, bề mặt sần sùi và trọng lượng thì siêu nhẹ vì nhiều nhựa ít kim loại tốt. Thế mà, tôi không thấy bất kì đặc điểm nào được nêu ở trên, xuất hiện trong chiếc van 4V210 của PVN này cả. Mặc dù chỉ được xếp ở phân khúc giá rẻ, nhưng van PVN hoàn toàn chiếm được cảm tình của tôi với chất lượng gia công cực kì ổn: van cầm chắc tay, bề mặt van được cắt CNC rất ngọt, lỗ ren 1/4 được taro sắc nét không vết xủi tăm hay đứt quãng, nút bấm hơi màu xanh ấn tách tách rất “phê”.

4. Yếu tố giá và thương hiệu

Về yếu tố giá, trong khoảng 120.000 đồng – 150.000 đồng, thì quả thực van 4V210 của PVN không có đối thủ, xét cả về hiệu năng, chất lượng gia công lẫn sự hỗ trợ từ hãng PVN và chính sách 1 đổi 1 trong  vòng một tháng (nếu có lỗi do nhà sản xuất) của khí nén Tuấn Cường. Với mức giá này, nếu phải lựa chọn giữa van điện từ 4V210-08 Airtac (hàng rẻ liên doanh) thì tôi sẵn sàng bỏ ra một bát phở để nâng cấp ngay lên chiếc 4V210-08 này của PVN. Bởi vì ở chiếc van PVN này , tôi không còn phải lo cháy cuộn coil trong thời gian ngắn cũng như yên tâm sử dụng liên tục trong vòng ít nhất một năm.

Có lẽ rào cản lớn nhất để van PVN đến với tay người tiêu dùng đó chính là yếu tố thương hiệu. Trong khi PVN vẫn còn là một thương hiệu quá mới, còn người dùng thì vẫn trung thành với những thương hiệu quá đỗi quen thuộc như Airtac, AKS, CIM,...

Kết lại, mặc dù vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm (hy vọng sẽ được khắc phục ở những phiên bản sau) nhưng không thể phủ nhận rằng van 4V210 đã thỏa mãn được yếu tố P/P (Price/Performance - giá tiền / hiệu năng) và xứng đáng là ông vua trong phân khúc giá rẻ. 

Viết bình luận của bạn: